Chương 2


Chương 1

Gần đây, một khách giang hồ trót mấy mươi năm bôn ba gởi bước khắp non sông, tình cờ trở lại nguồn Khổng Tước, nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa bỗng cảm hứng nên ngâm một bài thi thất ngôn bát cú, tả phong cảnh Gò Công có hai câu trạng như vầy:
Sơn Qui phưởng phất hồn văn vật
Vàm Láng ồ ào sóng cạnh tranh.
Chắc có nhiều anh chị em bốn phương chưa biết Sơn Qui là cái gì ở đâu.
Sơn Qui là một giồng cát trong tỉnh Gò Công.
Vùng Gò Công nằm dựa mé biển, nên thấp thỏi sình lầy, nhưng có mấy cái giồng cát nổi lên ngang dọc, giữa những cánh đồng ruộng vui vẻ, với màu lúa hết xanh rồi vàng, bằng thẳng một mực dầu phía trên hay phía dưới.
Những giồng Tháp, giồng Tre, giồng Nâu, giồng Cát, giồng Găng, giồng Trôm, giồng Ông Huê, giồng Sơn Qui, giồng nào cũng có trải qua những giai đoạn thăng trầm, cũng được thế cuộc ghi dấu lịch sử hoặc hùng hào, hoặc xán lạn.
Giồng Sơn Qui là trung tâm khai hóa trong vùng Khổng Tước, nguyên là cái lò nung đúc nhân tài để giúp chúa Nguyễn trung hưng hồi cuối thế kỷ 18.
Thiệt như vậy, giồng Sơn Qui đầu trong vô tới mé sông Gò Công, còn đầu ngoài đụng con đường quan lộ Gò Công lên Chợ Lớn. Hiện giờ du khách đến đó thì thấy dân cư thưa thớt, nhà cửa xơ rơ, chỉ còn phủ thờ với mấy ngôi mộ của quí tộc Phạm Đăng, là ngọai thích của vua Tự Đức, vẫn khư khư chống chỏi mà chịu đựng với tuế nguyệt, chớ những rẫy cải xanh tươi, những đám bắp ngon ngọt, là những nguồn lợi của người ở trong giồng, thì không còn nữa.
Nhìn cảnh Sơn Qui suy sụp bây giờ, ai cũng phải chạnh lòng nhớ nhơn vật vẻ vang của Sơn Qui ngày trước.
Hồi giữa thế kỷ 19, sau khi Triều chúa Nguyễn ở Huế được nắm chủ quyền thống trị cả vùng đất Việt Nam nầy thì phân ranh chia mấy trấn, mỗi trấn chia mấy đạo, rồi đặt quan cai trị, cho nhân dân từ Quảng Bình trở vô được đem gia quyến đến khai cơ lập nghiệp.
Vùng Gò Công hồi đó gọi là Kiến Hòa đạo thuộc về trấn Định Tường, là Mỹ Tho bây giờ.
Cụ Phạm Đăng Xương một nhà học uyên thâm, gốc ở Hương Trà thuộc vùng Huế bây giờ, chở gia quyến vào Nam, chọn giồng Sơn Qui trong đạo Kiến Hòa làm chỗ định cư. Cụ đốt cây cất nhà và qui dân về ở chung quanh cụ. Điền địa phì nhiêu, trên giồng cải rau bắp đậu thứ nào cũng dễ trồng, dưới ruộng thì lúa cấy đám nào đám nấy cũng xanh tốt. Nhơn dân thấy vậy bèn tụ tập về đó ở làm ăn, gây cho Sơn Qui một thời phong phú thạnh vượng.
Cụ Phạm Đăng Xương thấy vậy mới mở trường dạy học. Người gần kẻ xa hay việc ấy thì lần lượt đến xin thọ giáo, vì đạo học của cụ Phạm vừa uyên thâm vừa hoạt bát, nên môn đệ của cụ người nào cũng nên danh. Thuở ấy người ta kính mến cụ nên kẻ lớn người nhỏ đều gọi cụ là “Kiến Hòa Tiên Sanh”.
Chừng qua đời, con của cụ là Phạm Đặng Long nối nghiệp mà dạy học.
Thinh danh “Kiến Hòa Tiên Sanh” càng lừng lẫy hơn đời trước bởi vì cụ Phạm Đặng Long đào tạo môn đệ được nhiều người rất hiển đạt, như ba cụ Võ Văn Lượng, Nguyễn Văn Hiếu, Mạc Văn Tô. Khi cụ Hoài Quốc Công Võ Tánh đến giồng Tre chiêu binh khởi nghĩa, ba cụ ra giúp làm phó tướng đắc lực, sau giúp chúa Nguyễn lập được đại công.
Cụ Nguyễn Hoài Quỳnh thi đậu khóa Tân Hợi (1791) mở đầu tại Gia Định cũng là môn đệ của cụ Phạm Đặng Long, sau làm quan lên tới những chức Nghệ An Hiệp trấn, Thanh Hóa Hiệp trấn, Thanh Hóa điện phu đạo, Bắc Thành Binh Tào chừng mất được tặng Chánh Trị Khanh.
Mà công lớn hơn hết của cụ Phạm Đặng Long là công cụ dạy người con của cụ, là cụ Phạm Đăng Hưng, khóa Bính Thìn (1796) thi đậu thủ khoa, được sung vào bộ Tham mưu chúa Nguyễn Ánh, luôn luôn theo chúa ra chinh phạt đàng ngoài.
Cuộc đại định đã xong, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi cữu ngũ xưng hiệu Gia Long, thì cụ Phạm Đăng Hưng làm đại thần tại Triều đình Huế. Đến năm 1813 cụ được thăng chức Thượng Thơ Bộ Lễ, và cụ ngồi địa vị ấy luôn cho tới khi cụ thất lộc, là năm 1825, về đời vua Minh Mạng.
Năm 1824 vua Minh Mạng đã có nạp con gái của cụ vào tiểm để làm vợ Đông cung Thái tử. Năm 1841, Đông cung lên ngôi xưng hiệu là Thiệu Trị, thì con gái cụ Phạm Đăng Hưng lên ngôi Hoàng Hậu.
Năm 1847 vua Thiệu Trị băng, Hoàng thái tử nối ngôi xưng hiệu Tự Đức, mới phong cho mẹ là con của cụ Phạm Đăng Hưng, chức Từ Dũ Hoàng thái hậu.
Vua Tự Đức lại truy phong:
1. Cụ Phạm Đăng Hưng tước Đức quốc công
2. Cụ Phạm Long tước Phước An Hầu
3. Cụ Phạm Đăng Xương tước Bình Thành Bá
4. Cụ Phạm Đăng Thiên tước Mỹ Khánh Tử
5. Cụ Phạm Đăng Khoa tước Trung Thuận, Đại phu
Phủ thờ lập tại giồng Sơn Qui là lập để thờ 5 vị nầy, có 11 ngôi mộ của Phạm Tộc nằm phía sau phủ thờ.
Ấy vậy hồi thế kỷ 19 giồng Sơn Qui nổi danh và hưng thạnh là nhờ văn học uyên thâm của Phạm tộc, cũng như giồng Tre nằm gần đó nổi danh là nhờ tài oanh liệt của cụ Hoài Quốc Công Võ Tánh; ngày nay tại đó vẫn còn đền thờ.
Nhờ hai trường hợp đó, sau còn nhờ cụ Trương Công Định ẩn núp theo mấy giồng mà kháng chiến với binh đội Pháp khi nước Pháp mới chiếm trị vùng Gò Công, nên Gò Công mới được tiếng “Địa linh nhơn kiệt".
Người nhờ đất mà kiệt?
Hay là đất nhờ người mà linh?
Hai vấn đề ấy ai muốn phân giải thế nào tùy ý.
Từ khi cụ Phạm Đăng Hưng thi đậu đi làm quan, thì cụ Phạm Đăn biết đánh giặc. Huống chi tôi già mà có một mình nó, lại thuở nay nó học chữ, chớ có biết võ nghệ đâu mà đi lính. Vậy nó cứ ở nhà mà học ôn, chừng nào có lịnh quan trên dạy làm sao rồi sẽ hay.
Ông Bá hộ cũng có con trai, ông nghe như vậy ông rất hài lòng, nên ông nói:
- Lời anh phân nghe được lắm. Tôi cũng có một thằng con trai chen ngoẻn như anh. Nếu tôi cho nó đi lính thì tôi cụt tay, còn làm việc gì được.
Ông Thuận tiếp nói:
- Hồi hôm tôi lại chơi đằng nhà chú Phó Tha, gặp anh em trong xóm có bàn luận với nhau về chuyện đi lính. Ai cũng nói ở tỉnh nào ở huyện nào cũng có dân hết thảy. Giặc đánh chỗ nào thì dân chỗ đó phải chống cự. Nếu thiếu số thì đem vệ binh chỗ khác tới tiếp sức. Giặc đánh trên Gia Định, nếu trai tráng của mình ở đây đều phải lên trển hết, chừng giặc tràn tới xứ mình mới lấy ai mà cự địch. Phải có người ở nhà đặng luyện tập mà giữ làng chớ.
Ông Bá hộ càng thêm khoái chí nên ông nói:
- Anh em nói như vậy thì đúng quá. Tôi phục ngay. Trong nước có giặc cả thảy thần dân phải lo cứu nước cứu dân, tốp chinh chiến ở ngoài, tốp phòng bị ở trong, kẻ ra trận người cấy cày, mới có cơm gạo nuôi nhau mà đánh giặc chớ.
Ông Thuận nói:
- Anh em tính bây giờ trong xóm mình đây mỗi nhà đều phải mướn thợ rèn làm dao mác cho sẵn để khi hữu sự mình có binh khí mà ra trận.
- Ai bày kế đó thật là hay. Phải lo trước như vậy mới được. Anh biểu anh em sắm binh khí đi. Ai không có tiền thì nói cho tôi biết tôi sẽ tiếp sức cho.
- Cha chả, mà có binh khí rồi con em nó không biết cách dùng thì có ích gì đâu.
- Anh hỏi thăm coi chỗ nào có thầy dạy nghề võ anh rước về đây mà nuôi để dạy bà con anh em trong xóm. Tôi lãnh tôi nuôi cho. Tôi chịu tiền công cho thầy nữa. Đừng lo sự tiền bạc.
- Được vậy thì tốt. Để tôi bàn lại với anh em.
- Ừ, anh tính đi. Phải làm cho gấp. Có thầy dạy nghề võ thì tôi cho con tôi, anh cho con anh cũng luyện tập như họ. Cậu Hào học nho giỏi. Cậu tập nghề võ, cậu cưới vợ rồi cậu ở đây cầm đầu đội binh xóm tre của mình được mà. Này, tôi mời anh với anh Phó Tha xế mát qua nhà tôi nhậu nhẹt rồi anh em mình bàn tính chuyện đó lại cho kỹ đặng bắt đầu thực hành cho sớm.
- Được. Xế tôi ra.
- Hồi sớm mơi anh Phó Tha đi thăm ruộng, bây giờ chắc anh chưa về tới. Để tôi về tôi ghé tôi mời nhắn với vợ con ảnh. Đến xế anh đi ngang cửa anh kêu ảnh đi với anh.
- Được. Xế mát tôi sẽ dắt ảnh ra.
Bá hộ Cầm từ giã xách dù đi về. Cha con ông Thuận đưa khách ra cửa. Ông Bá hộ đứng lại nói: "Cậu Hào ở nhà có buồn thì ra ngoài tôi nói chuyện chơi. Cậu muốn ra chừng nào cũng được hết. Tôi ít đi đâu".
Hào gặc đầu đáp lễ. Ông Bá hộ giương dù che đi về.
Đến xế ông Thuận sửa soạn đi ra nhà ông Bá hộ. Ông hỏi Hào muốn đi theo chơi hay không, Hào nói Hào ít uống rượu nên xin phép để bữa khác rồi Hào sẽ đi thăm.
Ông Thuận dặn con chiều ở nhà ăn cơm, đừng chờ ông, rồi ông đi.
Hào lấy một quyển sách đem lại võng nằm đọc.
Con heo quắn ở ngoài sân đi vô, đứng tại cửa kêu ịch ịch ít tiếng rồi co giò nằm phịch xuống đó, mắt lim nhim, đuôi ngúc ngoắc.
Tối một lát Ông Thuận mới trở về tới. Ông bước vô nhà có con chó vàng chạy theo ngoắt đuôi mừng.
Hào hỏi ông ăn cơm hay chưa, thì ông cười đáp:
- Còn ăn gì được nữa mà con hỏi. Ông Bá hộ đãi một tiệc quá xá, mời một mình cha với chú Phó Tha, mà ông làm một con vịt lại kềm thêm một con gà nữa, làm ăn no muốn nứt bụng.
- Nhà có cơm tiền, không mấy khi mời khách nên xài lớn một lần, có hại gì. Lại vịt gà nuôi trong nhà sẵn, có mua chát gì mà sợ tốn tiền.
- Con có biết tại sao mà bữa nay ông bày tiệc như vậy hay không? Ổng nghe có giặc ổng sợ, nên ổng trút hồ bao ra. Nhà ổng có tiền lúa nhiều, nếu giặc tới bà con trong xóm bỏ chạy vô rừng mà trốn hết thì giặc ráp vác tiền xúc lúa ráo, ổng còn gì mà giàu nữa.
- Ông mời cha với chú Phó Tha mà ổng đãi rồi ổng tính làm sao?
- Ông tính nhiều chuyện ngộ lắm con à. Ổng tính chuyện lợi ích chung trong làng trong xóm, mà cũng ích lợi riêng cho ổng luôn cho nhà mình nữa.
- Sao mà ích lợi riêng cho nhà mình?
- Ây, để thủng thẳng cha nói cho con nghe. Ông Bá hộ nói nếu có giặc đến đây bà con trong xóm phải đấu cật đấu lưng mà chiến với giặc một trận cho chúng nó biết danh người xóm tre nầy. Mà muốn chiến đấu cho đắc thắng, thì ngay bây giờ phải:
“Thứ nhứt: kiếm rước một ông thầy nghề võ thiệt giỏi để rèn tập đàn ông con trai trong xóm cho biết cách chiến đấu. Nuôi và trả tiền công cho thầy dạy võ thì ông Bá hộ bao hết, người trong xóm khỏi lo khoảng đó.
Thứ nhì: kiếm rước một anh thợ rèn về trong xóm đặng nổi lò rèn mác thong, đại đao, đoản đao, chĩa ba, để dùng làm binh khí, ai có sắt có thép thì đem lại lò đặng thợ rèn cho. Ai có tiền thì trả tiền công cho thợ. Ai không có tiền thì ông Bá hộ giúp cho.
Thứ ba: vô rừng đốn cây đem về chặt ra làm nọc mà chặn mấy nẻo đi vô xóm, tổ chức canh phòng thủ cho chắc chắn, hễ nghe động gần xóm thì ngày đêm phải phải cắt người canh chừng. Đốn cây thì lấy ghe của ông mà chở, chỗ nào không có rạch cho ghe vô thì ông cho mượn trâu với xe mà kéo về.
- Ông Bá hộ tính mấy việc đó thì hay quá. Có giặc thì phải làm như vậy mới được, chớ giặc tới bỏ chạy hết thì giặc dọn đồ hết rồi đốt nhà càng khổ. Thà chết cho biết mặt dân Việt Nam nầy cũng có khí hùng dõng, dầu không hơn thì cũng bằng họ, chớ có thua đâu. Ông Bá hộ tính như vậy rồi cha với chú Phó Tha chịu hay không?
- Chịu lắm chớ. Chú Phó Tha nói chú có quen với một thầy nghề võ trong giồng Tháp, ngày mai bổn thân chú vô đó chú cậy ra đây mà dạy trai trong xóm. Còn thợ rèn thì trên vàm sông Tra có chú thợ Phi rèn đồ bén lắm. Ông Bá hộ nói để ổng cậy thằng Hai Chỉ bơi xuồng lên nói chuyện với chú. Như chú chịu xuống ở đây mà rèn binh khí cho mình sẽ cho ghe lớn lên rước chú và chở lò về đây cho chú ở làm.
- Còn đốn cây làm nọc mà chặn mấy nẻo vô xóm, biết sai ai? Biểu họ đi làm họ chịu hay không? Mình có quyền gì mà ép họ?
- Cái đó khó một chút, bởi vậy ông Bá hộ cậy hai cha con mình. Ông nói trong xóm có một mình con học giỏi, ai cũng vị con. Ông cậy cha, ngày mai cha con mình đi từ đầu xóm đến cuối xóm mời hết mỗi nhà cho một người thay mặt sáng mốt tựu trên sân Bá hộ. Con đứng ra nói chuyện giặc giã rồi cắt nghĩa các cách mình sắp đặt phòng thủ cho mọi người biết. Rồi đó con lật sổ biên tên họ và tuổi hết thảy đàn ông con trai từ 18 tuổi sắp lên ở trong xóm, đặng biết số cường tráng là bao nhiêu, số lão hạng được bao nhiêu. Nhân dịp đó ông Bá hộ mới cho ai nấy biết phần ông muốn giúp cho bà con trong xóm nên ông lãnh nuôi thầy dạy nghề võ và ai không đủ sức sắm binh khí thì ông tiếp giúp cho. Còn việc đốn cây để lập hệ thống phòng thủ, thì ông sẽ cho tôi tớ đi đốn cây liền để làm gương. Ông sẽ khuyên bà con trong xóm ai cấy rồi nên rảnh rang thì ra công đi đốn cây đem về để làm lợi ích chung. Cha đã hứa lời với ông rồi. Sáng mai cha sẽ sai Tư Cầu đi mời bà con trong xóm trưa mốt tựu lại sân ông Bá hộ đặng nghe bàn việc công ích.
- Được. Lập sổ kiểm điểm đàn ông con trai thì con giúp cho. Cắt nghĩa về sự lợi ích của việc phòng thủ trong xóm thì con cũng nói được. Mà theo lời cha nói nảy giờ, thì con thấy việc tính làm đó có lợi chung trong xóm và lợi riêng cho nhà ông Bá hộ, chớ có lợi riêng gì cho nhà mình đâu.
- Có. Cái lợi của mình cha chưa nói tới. Bây giờ để cha nói cho con nghe. Hòi chiều ăn uống mà bàn tính cuộc đề phòng giặc giã xong rồi, ông Bá hộ mới nói thuở nay ổng thấy con nhà nghèo mà ham học ổng thương. Ổng có tính sẽ gả con gái của ổng cho con. Con Quyên năm nay đã 22 tuổi rồi. Bây giờ có giặc giã con học không được nữa, còn cuộc thi cử thì không biết chừng nào mới mở khóa thi được. Con về ở nhà đọc sách chớ không biết làm việc gì. Vậy ổng hỏi như cha bằng lòng thì ổng gả con Quyên cho con. Ổng thương ổng gả nên ổng không đòi lễ vật chi hết.
- Ổng nói như vậy cha chịu hay không?
- Cha thấy ông Bá hộ thiệt tình, cha nghĩ con Quyên dễ coi lại có hạnh, lại thêm có chú Phó Tha đốc riết, chú nói con với con Quyên xứng đôi vừa lứa lắm, bởi vậy cha hứa lời với ông Bá hộ rồi.
Thuở nay người Việt chăm học chữ nho, không biết chữ Pháp, hoặc chữ Anh hoặc chữ Huê kỳ như bây giờ, mà sách nho thì không có dạy cái thuyết tự do kết hôn. Trong gia đình bề cư xử đều do phong hóa cổ truyền. Việc cưới vợ gả chồng thuộc quyền cha mẹ định, dầu trai dầu gái cũng vậy, cha mẹ định đâu thì phải chịu đó, không được phép cãi.
Hữu Hào nghe cha nói đã hứa cưới con gái ông Bá hộ Cầm cho chàng thì chàng châu mày nhưng không dám cãi chỉ nói:
- Chớ chi con biết bữa nay ông Bá hộ mời cha ăn uống đặng nói chuyện gả con gái, thì con thưa trước với cha khoan nhận lời của ổng.
- Sao vậy?
- Việc giặc giã không biết nó biến chuyển thế nào. Nếu con phải đi lính, thì có vợ sẽ thêm một mối lo cho con nữa.
- Ai cũng nói con không có đi lính đâu mà lo. Mà dù con có ra giúp nước đi nữa, thì để vợ ở nhà càng có ích chớ đâu có hại. Cha suy nghĩ kỹ rồi cha mới nhận lời. Con vào làm rể nhà ông thì con vinh vang chớ có nhục nhã chi đâu. Việc thi cử coi thế hết trông mong, mà con cũng cưới vợ được chỗ giàu sang, vậy cũng có phước. Còn một điều nầy nữa mình bây giờ chỉ có hai cha con, không còn thân tộc nào hết. Thằng Cầu là cháu họ, nhưng nó khùng khịu không đáng kể. Đời giặc giã ví như con phải đem thân ra giúp nước, cha đã 60 tuổi rồi, cha ở nhà một mình, khi mưa gió thì tắt lửa tối đèn cha biết cậy nhờ ai. Cưới vợ cho con, dầu có bề nào ít nữa cũng có được con dâu ở nhà hủ hỉ với cha. Lại làm sui với ông Bá hộ là người có cơm tiền, nhưng con phải đi lính, cha ở nhà rủi cha có chết, thì có lẽ ông sui sẽ chôn cất giùm, chớ không lẽ làm ngơ.
- Cha nghĩ như vậy thì phải lắm. Nhưng việc giặc giã lôi thôi đây không hiểu thế cuộc sẽ xoay cách nào. Vậy con xin cha chịu lời với ông Bá hộ thì chịu, nhưng phải chậm chậm mà xem thế cuộc, chớ không nên nài cưới gấp. Nếu như giặc yên mau, thì năm tới sẽ có khoa thi. Con cần phải rảnh trí để mà học, chừng con thi rồi sẽ cưới. Còn nếu như giặc tràn lan khắp trong xóm, thì cũng để con rảnh đặng lo, bổn phận làm trai, chừng nào giặc xong rồi sẽ hay.
- Con muốn như vậy thì được. Để bữa nào cha nói chuyện lại với ông Bá hộ. Nếu ổng muốn gả con thì cha xin bỏ trầu cau, cũng như cắm hàng rào thưa vậy thôi, đợi thời cuộc thuận tiện rồi sẽ làm lễ thân nghinh.
Bàn tính xong rồi cha con mới gài cửa tắt đèn đi ngủ.

Truyện Chương 2 Chương 1 Chương 2 g Long một là vì già yếu, hai là vì thấy loạn Tây Sơn ép buộc hạng thanh niên cường tráng ai cũng phải lo giúp nước dẹp loạn, không thể ngồi yên mà học được nữa, nên cụ thôi dạy đạo học, để cho môn đệ ở trong giồng dạy trẻ em đồng ấu lần lần vậy thôi.
Đến nữa thế kỷ 19, có ông Phạm Chí Hiền, nhà ở giồng Sơn Qui thuộc miêu duệ của Phạm Tộc ngày trước, ông mở trường dạy đạo học lại, ý muốn kế chí cho tiền nhơn. Môn đệ gần xa đến xin thọ giáo với ông được vài chục người, cả thảy đều mẩn cán, quyết đi đường khoa cử.
Trong đám môn đệ này, ông Phạm Chí Hiền nhận thấy có cậu Lê Hữu Hào, gốc ở xóm Tre, học lực trội hơn hết. Ông đặt hy vọng vào tài học của cậu, tin chắc khoa thi sắp tới cậu sẽ gởi bước thang mây.
Nào dè đến đầu năm Tự Đức thứ 12 là năm 1859, thầy trò lại nghe tin binh thuyền Pháp quốc vào cửa Cần Giờ bắn phá những pháo đài của Việt Nam đóng dài theo mé sông, dường như muốn quyết ý muốn tiến vào mà đánh thành Gia Định.
Nghe tin ấy ông Phạm Chí Hiền bàn luận với môn đệ; thầy trò đều không an trong lòng. Có vài cậu nóng nảy xin đi nghe tin tức.
Cách ít ngày có tờ của quan Tổng Đốc Gia Định gởi tới Gò Công lúc đó gọi là Huyện Tân Hòa, cho hay quân đội Pháp đã chiếm thành Gia Định và khuyên nhân dân cường tráng hãy đến tỉnh xin đầu quân mà tiêu trừ giặc ngoại xâm.
Thầy buồn rầu về nạn nước, trò bối rối về phận làm trai, thầy trò bàn tính với nhau mới định đóng cửa trường, ai về nhà nấy, đặng lo sắp đặt việc nhà rồi ra hiến thân cứu nước.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: hobieuchanh.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 6 tháng 9 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--